Tạo đối tượng bằng các lệnh cơ bản trong autocad
Sau khi tối ưu thanh công cụ và các thao tác cơ bản chúng ta tiến hành vẽ đối tượng bằng học cad Có 2 cách thực hiện lệnh trong phần mềm học autocad:
1. Dùng chuột điều khiển thanh công cụ để vẽ đối tượng hoặc chọn các tùy chọn. Để vẽ các đối tượng cơ bản ta thường sử dụng menu Draw. Cách này thường phải nhớ vẽ hình này thì cùng công cụ nào, ở menu nào. Thường chỉ được dùng trong các trường hợp mà có lệnh tắt dài, có nhiều giá trị khai báo với chương trình. Ví dụ vẽ đường tròn tiếp xúc với 2 đường thẳng và biết bán kính.
2. Cách thứ 2 là nhập lệnh tắt vào dòng lệnh. Mỗi lệnh cơ bản hoặc một tùy chọn trong autocad kết thúc bằng phím Enter hoặc phím Cách (phím khoảng trống). Trong thực tế kỹ sư đều dùng nhập lệnh tắt để thiết kế là chủ yếu. Việc này tiết kiệm thời gian tìm các thanh đối tượng trên menu. Lệnh cơ bản trong học vẽ autocad thường là chữ cái đầu tên tiếng anh của đối tượng được vẽ. Ví dụ vẽ đường thẳng thì nhập lệnh L viết tắt của từ Line. Lưu ý quan sát hộp dòng lệnh chương trình gợi ý làm thao tác tiếp theo, các bạn đừng có nhập sai giá trị gợi ý của phần mềm vẽ. Ta sẽ tìm hiểu từng lệnh cơ bản trong autocad:
+ Line (L) – Lệnh vẽ đường vẽ thẳng. Nhấp lệnh L vào dòng lệnh → gõ phím Cách kết thúc lệnh. Có 2 chế độ vẽ đường thẳng: chế độ vẽ thẳng theo 2 trục X,Y và vẽ xiên theo các hướng. Thay đổi hai chế độ này bạn dùng phím tắt F8 để tắt mở. Phím tắt không cần Enter hay Cách. Sau khi nhấp chọn điểm đầu có nhiều chế độ cho bạn chọn xác định điểm thứ 2 của đường thẳng bằng kích thước hoặc kích thước kèm góc định vị. Có các cách nhập kích thước đường thẳng như sau.
- Nhập khoảng cách điểm đầu và cuối đường thẳng.
- Nhập chiều dài + góc: @D<@ (D= kích thước, @= góc).
- Nhập tọa độ đường @X,Y
Hoặc nhấp chuột tới điểm cần vẽ nối...nhiều lắm các bạn cứ thử đi. Note: vẽ xong không thích thì bạn dùng lệnh Erase (E) để xóa đi trống màn hình học cho dễ.
+ Xline (XL) – Lệnh vẽ đường thẳng định hướng theo 2 phương. Đường thẳng này không có giới hạn unlimits nên có nhiều tác dụng như một đường thẳng để định hướng các đối tượng, trim đối tượng theo cả dãy...Mình sẽ chia sẻ kỹ lệnh này ở video thủ thuật. Tương tự cũng có lệnh RAY vẽ đường thẳng không giới hạn theo 1 phương. Các bạn thử hết dùng trải nghiệm.
+ Pline (PL) – Lệnh vẽ đa giác tuyến. Lệnh này hiểu đơn giản là cộng tất cả các đường line đơn thành một đường liên tục. Ứng dụng vẽ các đường bao, đối tượng gồm nhiều các đường line con tạo thành đường lớn để dễ di chuyển, copy...Ứng dụng nữa là vẽ đường thẳng có độ dày - Width (W - lệnh tắt trong hộp lệnh) để tô đậm đối tượng muốn nhấn mạnh khi thể hiện. Tiếp theo pline để vẽ đường thẳng nối với cung tròn Arc (A – lệnh tắt )...
+ Circle (C) – Lệnh vẽ đường tròn. Có 5 chế độ vẽ đường tròn:
- Đường tròn biết tâm và bán kính.
- Đường tròn biết tâm và đường kính.
- Đường tròn qua 3 điểm.
- Đường tròn tiếp xúc với 2 đối tượng và biết bán kính.
- Đường tròn tiếp xúc với 3 đối tượng.
Trường hợp này không dùng lệnh tắt được mà bắt buộc phải dùng thanh menu Draw. Các bạn vào Draw > Circle > chọn chế độ phù hợp với trường hợp đối tượng bạn đang vẽ. Xem hình vẽ chi tiết và video. Bạn nào chưa biết tùy chỉnh chế độ bắt điểm xem thêm bài viết số 1 của mình
+ Lệnh Arc (A) – Lệnh vẽ cung tròn: có 11 cách xác định cung tròn. Tương tự như vẽ đường tròn bạn vào Draw > Arc > chọn chế độ mà bạn có đầy đủ yếu tố xác định cung tròn. Mình chỉ lưu ý bạn phải chọn theo thứ tự chương trình gợi ý. Xem hình vẽ chi tiết ebook và video.
+ Lệnh Rectag (REC) – Vẽ hình chữ nhật hoặc hình vuông. Nhập lệnh tắt REC nhấp chuột hộp lệnh hiện lên các tùy chọn bạn chọn D ( Dimension) nhập khoảng cách X,Y tương ứng chiều rộng và chiều cao.
+ Lệnh Polygon (POL) - Vẽ đa giác. Bạn phải định hình đa giác có bao nhiêu cạnh - Number of sides <a>:.. . Yếu tố tiếp theo xác định đa giác nội tiếp hay ngoại tiếp đường tròn và bán kính đường trò giới hạn này. Để thuận lợi hơn cho người mới bắt đầu mình có làm video và ebook phần 2 - lệnh cơ bản trong autocad các bạn xem và thực hành theo. Lời khuyên: bật video ở chế độ HD, khi xem quan sát dòng lệnh command ở dưới cùng xem mình nhập lệnh như thế nào.
Hy vọng mời người thu được gì đó phục vụ học tập và làm việc. Nếu thấy seri bài viết hữu ích bạn hãy +1 Google plus hay share facebook để bạn bè bạn cùng xem. Thanks!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét